Báo động nạn trộm cắp, phá hoại điện chiếu sáng
Khi ấy bến xe chưa hoạt động, chỉ có 3 tuyến xe buýt chạy đến nơi là 55, 76 và 93. Metro còn dang dở, ga cuối chỉ mới "khung sườn", chưa có mái che... Nhưng đứng bên dưới nhìn lên đường tàu điện tôi hình dung một sự sắp xếp khá hợp lý của hai nơi: nhà ga cuối cùng của metro và Bến xe Miền Đông (mới).Chiều ấy, tôi đi bộ một vòng khắp bến xe rộng bát ngát và đẹp, nhìn bao quát chẳng kém các bến xe ở Singapore hay ở Kuala Lumpur tôi đã từng đi, có khi còn đẹp hơn vì mới. Album hình tôi chụp hôm đó khá chi tiết khi xe qua những con đường mà tôi thấy có điểm gì đặc biệt ghi nhớ như cái tháp điều áp ở gần cầu Điện Biên Phủ... Và trên cao, đường metro chưa có gì lắm. Tôi mơ một ngày cho tôi "điền vào chỗ trống" có đoàn tàu trên những bức hình này.Để rồi bốn năm sau cũng ngẫu hứng, tôi ra khỏi nhà với ý định lượt đi sẽ đi lại tuyến buýt đó và lượt về tôi đi metro để tận hưởng cái cảm giác "điền vào chỗ trống" cho những tấm hình cũ.Đang mùa thành phố cây xanh lá và mùa rộn ràng của nhiều loại hoa như sứ, điệp vàng, lim xẹt, giáng hương, kèn hồng... bên đường thật đẹp, tràn đầy sức sống.Cái khác đầu tiên thấy được là tháp điều áp ở Điện Biên Phủ không còn màu xi măng như năm xưa mà được sơn hai màu trắng xanh. Tháp này và tháp ở Nhà máy nước Thủ Đức được xây dựng cùng lúc vào năm 1960. Lúc đó, tháp có tên gọi là Surge Tower (tháp trào), còn người dân Sài Gòn xưa thì quen gọi là "tháp phi thuyền Apollo". Nó khiến tôi nhớ một thời trường tôi học gần Nhà máy nước Thủ Đức. Vào buổi trưa đúng 12 giờ có tiếng còi hụ thật to, sinh viên học buổi sáng thì tan lớp rồi vào căng tin lấy cơm trưa; lớp học buổi chiều lục tục chuẩn bị lên lớp - những người cùng thế hệ tôi thời ấy chắc không thể nào quên. Tôi không biết bây giờ có còn tiếng còi hụ nữa không, thời tôi học đã qua gần nửa thế kỷ rồi!Chợ Thủ Đức vẫn như ngày nào tôi tuổi hai mươi, từ chợ tôi đạp xe qua mấy con dốc mới lên đến trường. Cũng một thời khó quên.Và kìa, đoàn tàu xinh xắn hiện ra ở đường trên cao vào nhà ga cuối cùng là Bến xe Miền Đông. Tôi phải thú thật, có một cảm giác thật khó tả trong tôi khi hình dung lại bốn năm trước mình đã qua đây nhìn lên cao với ước mơ được chụp những tấm hình "điền vào chỗ trống".Từ chỗ xe buýt ngừng, đường đi toàn bộ có mái che, đúng nghĩa "mưa không tới mặt, nắng không tới đầu". Bến xe đẹp, rộng rãi nhưng vắng khách dù xe đi về các tỉnh miền Đông và cả miền Tây. Có bảng điện tử lịch xe chạy, tiện nghi hơn nhiều các bến xe cũ, cảm giác này khá dễ chịu.Tôi hỏi chuyện hai người khách, ngẫu nhiên sao họ đều về miền Tây, một người đi Cần Thơ, một người về Cao Lãnh. Chị đi Cao Lãnh nói với tôi rằng, nếu chị ra Bến xe Miền Tây, xe về Cao Lãnh sẽ dừng trước nhà chị, nhưng vì chị mang đồ cồng kềnh đi từ Suối Tiên nên ra đây cho tiện. Có chút bất tiện là đi từ bến xe này, đến Cao Lãnh phải đi xe trung chuyển về nhà. Hai tuyến xe cùng về Cao Lãnh nhưng chạy khác đường.Tôi lòng vòng một lát rồi sang nhà ga metro trở về.Tôi xuống nhà ga Bến Thành và lên cửa số 3 là ngay chợ. Cái cảm giác như mình vừa đi một tour du lịch ngắn nào đó là có thật. Và thấy vui khi chính mình được nhìn lại sự thay đổi nhỏ của thành phố trong bốn năm từ một kỷ niệm lưu trên Facebook.Game Naruto Ninja Làng Lá: Truyền Kỳ ấn định ngày ra mắt
Nghiên cứu cho thấy đàn ông có thể cảm nhận cô gái tóc dài trẻ trung và khỏe mạnh với khả năng sinh sản cao hơn, có thể khiến họ dễ dàng tương tác hơn, các nhà nghiên cứu từ Đại học Nam Brittany (Pháp) cho biết, theo nhật báo Anh Daily Mail.
Vì sao cầu thủ Việt Nam hay nhận thẻ đỏ ở đấu trường châu lục?
Đó là làng Canh Giao (xã Canh Hiệp, H.Vân Canh) nằm sâu trong vùng núi của tỉnh Bình Định, có 72 hộ dân và 207 nhân khẩu sinh sống, chủ yếu là người dân tộc Chăm Hroi. Làng này là căn cứ cách mạng trong những năm kháng chiến chống Mỹ.Dù chỉ cách trung tâm xã Canh Hiệp một ngọn đồi nhưng để đến được làng Canh Giao phải đi vòng 35 km qua những con đường khúc khuỷu, quanh co từ xã Đa Lộc (H.Đồng Xuân, Phú Yên). Chính vì vậy, điều kiện sống, sản xuất và học tập cũng như việc tiếp cận thông tin của người dân trong làng còn nhiều hạn chế. 50 năm qua, điện lưới quốc gia như một giấc mơ xa vời của người dân nơi đây. Với quyết tâm mang ánh sáng điện đến cho người dân Canh Giao, UBND tỉnh Bình Định đã kêu gọi đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp lưới điện trên địa bàn. Công ty Điện lực Bình Định nhận nhiệm vụ xây dựng công trình cấp điện làng Canh Giao từ lưới điện quốc gia.Theo đó, công trình cấp điện làng Canh Giao được đầu tư xây dựng, gồm: 6,4 km đường dây trung áp 22 kV và gần 0,9 km đường dây hạ áp 0,4 kV tại làng Canh Giao, với 109 vị trí móng và 147 cột trung hạ áp; 1 TBA 50kVA-22/0,23 kV. Tổng mức đầu tư hơn 4,1 tỉ đồng.Tháng 4.2024, làng Canh Giao đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử của mình. Từ nay, ngôi làng nằm giữa những ngọn núi trùng điệp đã có điện lưới quốc gia. Công trình "Cấp điện làng Canh Giao từ lưới điện quốc gia" là bước tiến mới trong việc cải thiện điều kiện sống và phát triển kinh tế, tri thức cho người dân trong làng. Ông Nguyễn Văn Thanh, trưởng làng Canh Giao, cho biết cột đèn đầu tiên được dựng lên vào một buổi chiều đẹp trời, trẻ em háo hức chạy nhảy, cười đùa dưới ánh đèn, người già ngồi lại cùng nhau trò chuyện về những ký ức và câu chuyện của làng. Không khí náo nhiệt và hân hoan tràn ngập khắp nơi, từ ngôi nhà tranh đơn sơ cho đến các con đường mòn dẫn vào làng. Đêm đầu tiên có điện, cả làng không ai ngủ sớm vì muốn tận hưởng khoảnh khắc này."Có điện rồi, người dân yên tâm mua sắm ti vi, tủ lạnh, quạt điện... có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật, đầu tư máy móc cho sản xuất. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo. Ước mơ của bà con đã thành hiện thực. Đường, trường, trạm đã có, thêm cái điện nữa, đời sống người dân ngày càng được cải thiện nên ai cũng phấn khởi lắm", ông Thanh phấn khởi nói.Mùa xuân này, người dân Canh Giao đón tết trong niềm vui và hân hoan hơn bao giờ hết. Nhà nào cũng sáng ánh đèn, không khí tết rộn ràng với những vật dụng trang trí rực rỡ, bông mai nở rộ. Từng gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ niềm vui có điện, cùng nhau đón một cái tết đủ đầy và ấm áp. Ông Đoàn Văn Tiếu (ở làng Canh Giao) cho hay, cuộc sống gia đình ông như bước sang trang mới. Không chỉ sắm sửa trang thiết bị cơ bản, ông còn thiết kế đèn trang trí rực rỡ và sắm dàn karaoke để giải trí."Lũ nhỏ cũng vui lắm vì có điện sáng để học bài. Trước đây, tất cả mọi hoạt động sinh hoạt, sản xuất đều làm thủ công nên cực nhọc, vất vả, kém hiệu quả. Bây giờ có điện, tôi sẽ sắm máy móc cần thiết để phát triển kinh tế gia đình", ông Tiếu vui vẻ nói.Theo cô Lê Thị Tuyết Trinh, giáo viên Trường mầm non Canh Giao, trước đây thiếu điện, các cô giáo phải sử dụng nhờ điện mặt trời của người dân trong làng. Những hôm trời mù mây, thiếu ánh sáng, học sinh phải ra sân học bài. Từ ngày có điện lưới quốc gia, điều kiện học tập của học sinh được cải thiện nhiều, các em được học nhạc qua ti vi, được cập nhật kiến thức mới qua internet nên vui lắm.Ánh sáng điện đã mở ra nhiều cơ hội mới cho người dân Canh Giao. Trước đây, khi màn đêm buông xuống, mọi hoạt động của người dân phải dừng lại. Nhưng giờ đây, họ có thể làm việc, học tập và tham gia các hoạt động xã hội ngay cả khi trời tối. Những buổi tối ấm cúng bên ánh đèn điện trở thành dịp để mọi người cùng nhau gắn kết và chia sẻ.Những đứa trẻ trong làng giờ đây có thể học bài dưới ánh sáng điện, không còn phải dùng đến những ngọn đèn dầu mờ ảo. Học sinh có thêm thời gian học tập, mở rộng kiến thức và phát triển bản thân. Các bậc phụ huynh cũng dễ dàng hơn trong việc quản lý công việc gia đình, chăm sóc con cái và tham gia vào các hoạt động cộng đồng.Ánh sáng điện không chỉ thay đổi cuộc sống hằng ngày của người dân mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho làng Canh Giao. Trong thời gian đến, nhiều dự án phát triển hạ tầng sẽ được triển khai, bao gồm việc xây dựng hệ thống điện lưới ổn định hơn, mở rộng hệ thống cấp nước sạch và phát triển các tuyến đường giao thông nối liền với trung tâm huyện, giúp cải thiện cuộc sống của người dân. Với niềm vui trọn vẹn từ ánh sáng điện, người dân Canh Giao tin tưởng trong tương lai sẽ còn nhiều đổi mới. Điện về làng không chỉ là một bước ngoặt lịch sử mà còn là khởi đầu cho nhiều thay đổi tích cực. Với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự nỗ lực của cộng đồng, làng Canh Giao sẽ ngày càng phát triển, trở thành một điểm sáng về văn hóa và kinh tế của vùng cao.
Câu chuyện dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc đi vệ sinh, chợp mắt 5 – 10 phút khi quá buồn ngủ, không thể tiếp tục lái xe… nhưng bị CSGT phạt trực tiếp hoặc phạt nguội nhận 2 luồng ý kiến khác nhau.Có tới 90% người tham gia khảo sát trên Thanh Niên cho rằng, dừng xe ở làn khẩn cấp đi vệ sinh là nhu cầu cá nhân khẩn thiết, nhịn vệ sinh lâu cũng có thể gây những ảnh hưởng tới sức khỏe. 8% còn lại cho rằng, dừng xe trên cao tốc đi vệ sinh là không phù hợp. Người lái xe cần chủ động sức khỏe trước khi vào cao tốc. Một số bạn đọc cũng bày tỏ quan điểm về chủ đề này sôi nổi ở phần bình luận. Bạn đọc có email blacktulp_taton@yahoo.com viết: "Đi vệ sinh dù trong tình huống nào cũng không phải việc khẩn cấp, đó là việc cá nhân". Độc giả Hoa Đoàn bình luận: "Dừng xe trên làn khẩn cấp chỉ để đi vệ sinh có thể phạt về hành vi "tiểu bậy". Hiện nay trẻ nhỏ dưới 12 tháng đều có bán loại tã dùng khi di chuyển xa cho bé tiểu tiện nên lý do dừng xe cho trẻ đi tiểu là không đúng luật". Anh Trần Cử thì viết: "Nếu có ý thức và trách nhiệm an toàn cho gia đình và xã hội, không tài xế nào hỏi kiểu kèo nài như vậy".Ở góc độ khác, bạn đọc Xuân Hoa, Anh Nghi nhận xét, "cực chẳng đã" người lái xe mới phải dừng để đi vệ sinh dọc đường. Hiện các trạm dừng nghỉ trên cao tốc còn cách khá xa, chưa đáp ứng nhu cầu của người tham gia giao thông. Thực tế, một số trường hợp dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc đi vệ sinh hay chợp mắt 5 phút trên cao tốc đã bị CSGT phạt nguội 11 triệu, mới đây nhất là 13 triệu (theo Nghị định 168/2024).Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định, trên cao tốc chỉ được dừng xe, đỗ xe đúng nơi quy định. Trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp.Điều 11 luật Xử lý vi phạm hành chính nêu 5 trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính gồm: thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết, do phòng vệ chính đáng, do sự kiện bất ngờ, do sự kiện bất khả kháng và người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hành chính…Theo một chuyên gia nghiên cứu luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có thể hiểu, sự việc bất khả kháng là sự việc xảy ra khách quan, không lường trước được, không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn.Bất khả kháng trong trường hợp này có thể là: khi mắt bỗng dưng mờ đi không thấy đường, tụt đường huyết, tay chân bủn rủn, đau tim… Xe dừng ở làn khẩn cấp cần bật đèn cảnh báo, thông báo cho lực lượng chức năng qua số điện thoại khẩn cấp trên cao tốc của Cục CSGT: 19008099, đặt biển cảnh báo cách xe tối thiểu 100 m."Trước khi vào cao tốc, người lái xe phải xác định được điểm dừng nghỉ, thời gian di chuyển để chủ động đi vệ sinh, kiểm tra xe, sức khỏe tài xế, người ngồi trên xe. Xe có trẻ nhỏ nên chủ động chuẩn bị vật dụng cho trẻ đi vệ sinh khi cần thiết. Đây là kỹ năng tham gia giao thông", chuyên gia phân tích.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Có. Đi vệ sinh là nhu cầu cá nhân khẩn thiết. Nếu nhịn đi vệ sinh có thể nguy hiểm cho sức khỏeKhông. Dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc để đi vệ sinh là không phù hợp, cần chủ động sức khỏe trước khi lên cao tốc.Ý kiến khác. Mời bạn để lại ý kiến ở phần bình luận cuối bài viết"Nếu làn dừng khẩn cấp trên cao tốc mà xe nào cũng có thể tấp vào ngủ, đi vệ sinh thì khó kiểm soát, gây mất an toàn cho xe lưu thông với tốc độ cao trên đường hoặc khi có sự cố khẩn cấp. Buồn ngủ hay đi vệ sinh là 2 việc có thể lường trước được nên không thuộc tình huống bất khả kháng. Do đó, người lái xe cần chủ động chấp hành nghiêm quy định, tránh bị CSGT phạt", chuyên gia nghiên cứu luật đưa ra lời khuyên.Lãnh đạo một đội CSGT cho biết, có những trường hợp dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc, CSGT đến hỏi lý do dừng, tài xế nói xe bị hư. Khi CSGT nói sẽ gọi giúp xe cứu hộ hoặc kiểm tra xe hư thế nào, thì bỗng… xe hết hư. Do vậy, khi làm việc trực tiếp, CSGT sẽ xem xét các yếu tố, bằng chứng ghi nhận rồi quyết định có lập biên bản hay không. Trường hợp phạt nguội, người vi phạm cần trình bày nguyên nhân dẫn đến hành vi, nếu cung cấp bằng chứng phù hợp thì có thể được xem xét thuộc hay không thuộc nhóm trường hợp bất khả kháng.Luật sư (LS) Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát, Đoàn LS TP.HCM cho biết, camera phạt nguội ngày càng phổ biến. Khi buộc phải dừng xe ở làn khẩn cấp, người lái xe phải có bằng chứng để bảo vệ mình.Bằng chứng ấy có thể là các clip ghi nhận lại sự việc, các chứng cứ liên quan đến việc đưa người đi nhập viện sau đó hoặc nội dung các cuộc gọi điện thoại báo cho cơ quan chức năng khi mình gặp sự cố... Nếu người vi phạm không có chứng cứ chứng minh, thì cơ quan chức năng có thể dựa vào hình ảnh để phạt nguội cho hành vi dừng đỗ xe trên làn đường khẩn cấp.LS Phát nêu ý kiến, Chính phủ cần sớm ban hành văn bản, hướng dẫn cụ thể cho khái niệm "bất khả kháng khác" là gì, cần có hướng dẫn dừng đỗ xe khi buộc phải đi vệ sinh thì được dừng trong bao lâu."Khi đó, hệ thống camera phạt nguội có thể chỉ ghi lại hình ảnh những xe dừng quá thời gian quy định để làm cơ sở xử phạt. Điều này giúp người dân không phải mất thời gian để đi giải trình. Như vậy, sẽ hài hòa lợi ích giữa nhà nước và người dân, trong bối cảnh nhiều tuyến cao tốc chưa bố trí được trạm dừng chân", LS Lê Trung Phát nói.
Lộ diện ‘nhân tố bí ẩn’ của M.U
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.